10 người giàu nhất thế giới mất bao lâu để thành tỷ phú?

10 người giàu nhất thế giới mất bao lâu để thành tỷ phú?

Trong số 10 người giàu nhất thế giới, người trở thành tỷ phú nhanh nhất chỉ mất vỏn vẹn 4 năm.

Một số doanh nhân trẻ hay người vừa khởi nghiệp có thể sẽ ôm ấp giấc mơ rằng, ý tưởng và mô hình kinh doanh đột phá của mình sẽ giúp họ mau chóng trở thành tỷ phú USD. Nhưng, trên thực tế, nhiều trong số những người giàu nhất thế giới phải lao động cật lực nhiều năm đến khi chính thức trở thành tỷ phú.

Một thống kê từ cộng đồng cá cược thể thao OLBG tại Anh cho biết, thời gian bình quân để các tỷ phú tích luỹ được 1 tỷ USD đầu tiên là 21 năm. Dù vậy, vẫn có những cá nhân trở thành tỷ phú trong chưa đầy 5 năm, như trường hợp của Chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg. Trong khi đó, huyền thoại đầu tư Warren Buffett, dù thường được ca ngợi bởi sự nhạy bén cùng chiến lược đầu tư khôn ngoan của ông, phải mất đến 23 năm mới có thể trở thành tỷ phú.

Đáng chú ý, các “đại gia công nghệ” có xu hướng trở thành tỷ phú sớm hơn người hoạt động trong lĩnh vực khác, nếu so sánh với mức bình quân 21 năm nói trên. Cụ thể, trong số 10 người giàu nhất thế giới hiện nay, có đến 5 cá nhân trở thành tỷ phú công nghệ trong chưa tới 10 năm và 2 người ở mức 12 năm.

Và, dưới đây là thời gian để 10 người giàu nhất thế giới trở thành tỷ phú, bên cạnh tổng giá trị tài sản ròng (cập nhật đến 1/9/2020) cùng nguồn gốc cơ ngơi của họ. Trong đó, thời gian thành tỷ phú được xác định bằng cách lấy năm mà Forbes công bố họ là tỷ phú trừ đi năm họ thành lập, hay tiếp nhận nguồn tài sản chính.

1. Jeff Bezos

Tổng tài sản: 202 tỷ USD

Thời gian trở thành tỷ phú: 5 năm

Nguồn tài sản: Amazon

10-ty-phu-co-ng-nghe-gia-u-nha-9646-3171

Nhà sáng lập, CEO Amazon Jeff Bezos

Ban đầu, Bezos thành lập Amazon với mục đích bán sách trực tuyến. Tuy nhiên, Amazon hiện đã trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, giúp CEO Bezos trở thành người giàu nhất hành tinh. CEO của Amazon cũng là người đầu tiên có tổng giá trị tài sản vượt mức 100 tỷ USD và cách đây không lâu là 200 tỷ USD.

2. Bill Gates

Tổng tài sản: 116,6 tỷ USD

Thời gian: 12 năm

Nguồn tài sản: Microsoft

10-ngu-o-i-gia-u-nha-t-the-gio-1134-2362

Nhà sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates

Năm 1975, tỷ phú Bill Gates và người bạn trung học Paul Allen đã cùng thành lập Microsoft. Công ty này đã giúp Bill Gates lần đầu trở thành tỷ phú khi tiến hành IPO vào năm 1986. Thời điểm đó, Gates cũng là tỷ phú USD trẻ nhất thế giới, khi mới 31 tuổi.

3. Bernard Arnault

Tổng tài sản: 112,9 tỷ USD

Thời gian trở thành tỷ phú: 13 năm

Nguồn tài sản: LVMH

Người giàu nhất châu Âu Bernard Arnault

Người giàu nhất châu Âu, “ông trùm” ngành hàng xa xỉ Bernard Arnault

Là người giàu thứ 3 thế giới và giàu nhất châu Âu, “ông trùm” của tập đoàn thời trang xa xỉ Moët Hennessy Louis Vuitton (LVMH) Bernard Arnault mất 13 năm để trở thành tỷ phú. Năm ngoái, Bernard Arnault là người kiếm được nhiều tiền nhất, khi nhu cầu hàng xa xỉ tại thị trường Trung Quốc tiếp tục được duy trì ổn định, và giá cổ phiếu của LVMH tăng gần 53%.

4. Mark Zuckerberg

Tổng tài sản: 107,6 tỷ USD

Thời gian trở thành tỷ phú: 4 năm

Nguồn tài sản: Facebook

Mất 4 năm để kiếm được 1 tỷ USD đầu tiên, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook Zuckerberg trở thành tỷ phú sau khi công ty này IPO vào năm 2008. Thời điểm đó, Zuckerberg chỉ mới 23 tuổi.

10-ty-phu-co-ng-nghe-gia-u-nha-3542-1637

Nhà sáng lập mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg

Đầu tháng 8/2020, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos cùng Bill Gates là bộ ba tỷ phú duy nhất trên thế giới sở hữu hơn 100 tỷ USD tài sản ròng. Theo Bloomberg, giá trị tài sản của Zuckerberg tăng mạnh sau khi tung ra tính năng Instagram Reels – sản phẩm cạnh tranh với TikTok, tại thị trường Mỹ.

5. Elon Musk

Tổng tài sản: 102,9 tỷ USD

Thời gian trở thành tỷ phú: 9 năm

Nguồn tài sản: Tesla

10-ngu-o-i-gia-u-nha-t-the-gio-2732-3222

“Người Sắt” đời thực Elon Musk

Cách đây 5 tháng, tài sản của Musk chỉ xấp xỉ 25 tỷ USD, và vị tỷ phú đứng thứ 31 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới của Forbes. Song, nhờ đà tăng phi mã của cổ phiếu Tesla trong thời gian gần đây, tài sản của Musk cũng theo đó mà liên tiếp phình to ra. Theo Bloomberg, Musk là người đứng thứ nhì trong số 500 tỷ phú giàu nhất thế giới kiếm được nhiều tiền nhất năm nay.

6. Warren Buffett

Tổng tài sản: 82,5 tỷ USD

Thời gian trở thành tỷ phú: 23 năm

Nguồn tài sản: Berkshire Hathaway

10-ngu-o-i-gia-u-nha-t-the-gio-6220-3791

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett

Chiến lược đầu tư xuất sắc của Warren Buffett, được thể hiện qua các hoạt động của Berkshire Hathaway, có thể đã giúp ông kiếm rất nhiều tiền, nhưng quá trình này diễn ra khá chậm, và Buffett phải mất 23 năm để trở thành tỷ phú. Ngày 30/8/2020 vừa qua cũng là sinh nhật lần thứ 90 của vị tỷ phú này.

7. Mukesh Ambani

Tổng tài sản: 79,7 tỷ USD

Thời gian trở thành tỷ phú: 13 năm

Nguồn tài sản: Reliance Industries

Hiện, Ambani là đại diện châu Á duy nhất có tên trong danh sách 10 người giàu nhất hành tinh. Nắm giữ 42% cổ phần tại Reliance Industries, Ambani tiếp quản công ty này từ cha vào năm 1984, và trở thành tỷ phú 13 năm sau đó.

Người giàu nhất châu Á, tỷ phú Mukesh Ambani

Người giàu nhất châu Á, tỷ phú Mukesh Ambani

Thời gian gần đây, tài sản của Ambani tăng đáng kể nhờ Jio Platforms – công ty kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và kỹ thuật số thuộc Reliance Industries, vừa nhận hơn 15 tỷ USD vốn rót từ Facebook, General Atlantic, Silver Lake Partners, KKR & Co và quỹ tài sản của Saudi Arabia.

8. Larry Ellison

Tổng tài sản: 77 tỷ USD

Thời gian trở thành tỷ phú: 9 năm

Nguồn tài sản: Oracle

10-ngu-o-i-gia-u-nha-t-the-gio-8767-2224

Tỷ phú công nghệ Larry Ellison

Bên cạnh vai trò chèo lái và giúp đưa Oracle trở thành gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm, Ellison đồng thời là CEO tại vị lâu nhất ở Silicon Valley. Ở tuổi 75, sau khi từ chức CEO, ông vẫn là Chủ tịch kiêm Giám đốc Công nghệ của tập đoàn phần mềm nổi tiếng này.

9. Steve Ballmer

Tổng tài sản: 76,1 tỷ USD

Thời gian trở thành tỷ phú: 12 năm

Nguồn tài sản: Microsoft

10-ty-phu-co-ng-nghe-gia-u-nha-3913-4274

Cựu CEO Microsoft, tỷ phú Steve Ballmer

Sau khi bỏ học kinh doanh tại Stanford vào năm 1980, Steve Ballmer đã trở thành một trong những nhân viên đầu tiên của Microsoft, và có 14 năm giữ vị trí CEO tại công ty này. Đặc biệt, Ballmer cũng là người đầu tiên trở thành tỷ phú USD nhờ vào số lượng cổ phiếu sở hữu với vai trò nhân viên một tập đoàn mà không phải là người sáng lập hay họ hàng của người sáng lập.

10. Larry Page

Tổng tài sản: 72,4 tỷ USD

Thời gian trở thành tỷ phú: 6 năm

Nguồn tài sản: Google

10-ngu-o-i-gia-u-nha-t-the-gio-1870-7965

Larry Page (trái) và Sergey Brin – hai người bạn đã đồng sáng lập Google

Sáng lập Google vào năm 1998 khi đang theo học tiến sĩ tại Đại học Stanford, Larry Page chỉ mất 6 năm để trở thành tỷ phú. Sergey Brin – người đồng sáng lập Google với Page cũng là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, đứng thứ 11 trong danh sách người giàu của Forbes với giá trị tài sản đạt 70,4 tỷ USD. Dù hiện đã rời khỏi vai trò CEO của tập đoàn Alphabet – công ty mẹ của Google, từ tháng 12 năm ngoái, song Page hiện vẫn là thành viên HĐQT.

Người vừa soán ngôi Jack Ma để thành tỷ phú giàu thứ 2 Trung Quốc là ai?

Giá cổ phiếu của sàn thương mại điện tử Pinduoduo tăng kỷ lục đã giúp nhà sáng lập của nó – doanh nhân trẻ Hoàng Tranh, trở thành người giàu thứ 2 Trung Quốc.

Người vừa soán ngôi Jack Ma để thành tỷ phú giàu thứ 2 Trung Quốc là ai?

Chủ tịch, CEO của sàn thương mại điện tử Pinduoduo – Hoàng Tranh

Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước trên sàn Nasdaq với mức tăng 6%, giá một cổ phiếu của sàn thương mại điện tử (TMĐT) Pinduoduo (PDD) đã chạm 87,58 USD – mức cao nhất từ trước tới nay của cổ phiếu này. Đà tăng này đã giúp doanh nhân trẻ Hoàng Tranh (Collin Zheng Huang) – Chủ tịch, CEO của PDD, soán ngôi tỷ phú Mã Vân (Jack Ma) và trở thành người giàu thứ nhì Trung Quốc.

Cựu nhân viên Google khởi nghiệp

Sở hữu 47% cổ phiếu của PDD, tài sản của vị tỷ phú trẻ đã cán mức 45,4 tỷ USD sau phiên giao dịch cuối tuần qua, nhiều hơn 1,5 tỷ USD so với cựu Chủ tịch sàn TMĐT Alibaba. Như vậy, Hoàng Tranh hiện chỉ đứng sau tỷ phú Mã Hoá Đằng (Ma Huateng) – CEO của Tencent, trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc.

Đồng thời, đà tăng hơn 300% của cổ phiếu PDD trong năm qua cũng giúp Hoàng Tranh – một cựu kỹ sư của Google – thu hẹp khoảng cách với 2 ông chủ cũ là Larry Page (64,3 tỷ USD) và Serge Brin (62,6 tỷ USD). Trong khi đó, tài sản của người giàu thứ nhì Trung Quốc đã gấp 3 lần cựu CEO Google Eric Schmidt – người đang sở hữu 15,1 tỷ USD.

Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Wisconsin, Chủ tịch PDD từng thực tập tại Microsoft, và đầu quân cho Google sau đó vào năm 2004. Làm việc ở vị trí kỹ sư phần mềm, Hoàng Tranh là một trong những người đầu tiên viết thuật toán cho ngành TMĐT, cũng như là một trong những người đầu tiên trong đội ngũ Google tại Trung Quốc.

Sau 3 năm làm việc tại Google, Hoàng Tranh quyết định rời ‘gã khổng lồ công nghệ’ này để khởi nghiệp, và đã thành lập Xinyoudi Studio – một công ty phát triển game online, cùng sàn TMĐT chuyên bán sản phẩm điện tử, hàng gia dụng Ouku.com.

Dù doanh số của Ouku.com tăng trưởng tốt, song vị doanh nhân trẻ khi đó nhận ra rằng, đây chỉ là một trong số hàng nghìn website tương tự. Vì vậy, năm 2010, Hoàng Tranh đã quyết định bán trang web này. Đến năm 2015, sau khi đã thử sức và thành công với nhiều dự án khác, Hoàng Tranh sáng lập nên PDD.

Bằng sự kết hợp thông minh của mình, PDD đã nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, với giá trị vốn hoá đạt hơn 100 tỷ USD. Các nhà đầu tư rót tiền vào PDD có Tencent, Sequoia China và Gaorong Capital (còn gọi là Banyan Capital).

Thành công với PDD

Ngu-o-i-vu-a-soa-n-ngo-i-Jack-9593-2694-

Doanh nhân trẻ Hoàng Tranh – người giàu thứ nhì Trung Quốc

Hãng tin Bloomberg nhận định, PDD là sự kết hợp thông minh giữa “Facebook và Groupon”, và là một làn gió mới trong ngành TMĐT.

Theo đó, PDD mang đến cho người dùng trải nghiệm phong phú, hấp dẫn hơn cho cả người bán lẫn người mua, tạo cảm giác giống như được dành cả ngày với bạn bè tại các trung tâm thương mại.

Người dùng có thể chia sẻ những gì mình thích, nhận phản hồi từ bạn bè hay thậm chí trò chuyện với nhau. Để làm được điều này, PDD đã tích hợp bản thân vào WeChat – ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Trung Quốc.

Giá chiết khấu cho từng sản phẩm trên PDD sẽ xuất hiện bên dưới mỗi hình ảnh, và tùy theo số lượng người mua mà thay đổi. Để được hưởng giảm giá, người dùng sẽ cần tìm kiếm bạn bè cùng mua. Vì được tích hợp trong WeChat, người dùng có thể dễ dàng ‘mời gọi’ bạn bè.

Đồng thời, PDD còn kết hợp cả ứng dụng game để làm tăng phần hấp dẫn khi mua hàng trên sàn TMĐT này. Hình ảnh sặc sỡ và cách thức mua hàng giảm giá trên PDD mang lại cảm giác như ở trong một trò chơi hấp dẫn, ‘ghi điểm’ mạnh với người dùng Trung Quốc.

Theo Hoàng Tranh, PDD mang lại trải nghiệm phong phú hơn cho cả người bán lẫn người mua khi giúp các khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ qua bạn bè. Ở chiều ngược lại, nhà sản xuất lại có cơ hội tiếp cận với nhóm khách hàng trực tuyến và cải tiến theo hướng chưa từng có trước đây; trong khi nhà cung cấp được giảm chi phí bán lẻ và nhận phản hồi trực tiếp từ khách hàng.

Không lâu sau khi PDD niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2018, Ron Cao – một nhà đầu tư của PDD – cho biết, ông rất ấn tượng với chất lượng kinh doanh của vị tỷ phú trẻ. Và, dù phải đắn đo giữa PDD hay những cái tên đã có ‘máu mặt’ trên thị trường như Sequoia, Lightspeed, Tencent… thì Ron Cao vẫn hài lòng khi đã lựa chọn góp vốn Series B vào sàn TMĐT của Hoàng Tranh.

Theo ông Cao, điều khiến người giàu thứ nhì Trung Quốc có thể đột phá và dẫn đầu chỉ trong thời gian ngắn đến từ sự sẵn sàng để làm những công việc mà các doanh nhân khác không làm. Thành công của Hoàng Tranh là kết hợp giữa sự am hiểu về thị trường nước ngoài, kinh nghiệm làm kinh doanh lâu năm, cũng như ý tưởng thúc đẩy nhu cầu mua sắm dựa trên xu hướng lan truyền trên mạng xã hội, Ron Cao nói.

Người đẹp “Hoa hậu vòng 3” đọ dáng trong loạt ảnh “body painting”

Các thí sinh của cuộc thi “Hoa hậu vòng 3” – Miss BumBum 2021 (một cuộc thi sắc vóc tổ chức tại Brazil) – đã vừa tung ra loạt ảnh nóng bỏng “body painting”.

Bộ ảnh “body painting” này được thực hiện với thông điệp cổ vũ các vận động viên thể thao của Brazil trước thềm Thế vận hội Mùa hè Tokyo 2020 sắp diễn ra trong tháng 7 này. Có 9 thí sinh được lựa chọn tham gia thực hiện bộ ảnh “body painting”. Các họa sĩ đã dành ra tổng cộng 129 giờ làm việc để có thể “họa bì” cho các người đẹp và giành được Kỷ lục Guinness Thế giới với danh hiệu “số giờ nhiều nhất để vẽ body painting cổ động cho một sự kiện thể thao”. Các người đẹp đã hoàn toàn khỏa thân để họa sĩ thực hiện việc vẽ “body painting”. Năm nay, cuộc thi “Hoa hậu vòng 3” Miss BumBum đã trải qua lần thứ 10 tổ chức. Cuộc thi đã tìm được Hoa hậu trong tháng 7 này, đó là cô Lunna LeBlanc (người đẹp đầu tiên xuất hiện trong clip dưới đây).